Tìm thấy những bản thiết kế cổ của Pháp tại Hà Nội

08/06/2021 47:50 - 358 lượt xem
Tìm thấy những bản thiết kế cổ của Pháp tại Hà Nội, 1 rm_ratings 1 rm_ratings
5/5 - Có 1 Bình chọn

 

Kiến trúc sư: Nguyễn Phúc Định

 

Dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi ách thống trị của người Pháp cách đây gần 1 thế kỷ, quá trình người Pháp đô hộ Việt Nam có thể được coi là một trong những thời kỳ đen tối nhất của người Việt, họ xây dựng cầu đường nhà ở khang trang không phải là để phục vụ cho nhân dân ta mà là đã dễ bề cai trị dân tộc ta, xây dựng cầu đường tiện cho việc khai thác rừng vàng biển bạc của Việt Nam.

Hiện nay người Việt được tư do hòa bình như bao dân tộc khác nhưng những công trình Pháp vẫn còn đó minh chứng cho một phần lịch sử của dân tộc ta.

Mới đây Hà Nội đã công bố tư liệu cổ về những bản thiết kế những công trình nổi bật của người Pháp. Nếu bạn quan tâm hay cùng AciHome xem đó là những công trình gì nhé.

 

Nha tài chính Đông Dương

 

Tổng Nha Tài Chính Đông Dương xây dựng từ năm 1925 sau 4 năm sau thì đưa vào hoạt động hiện nay công trình đã đổi tên thành Trụ sở Bộ Ngoại Giao Việt Nam.

 

bản thiết kế nha tài chính Đông Dương

 

Bản thiết kế Nha Tài Chính Đông Dương được kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébard thiết kế với phong cách tựa với kiến trúc Á Đông, bởi nó phù hợp với khí hâu nóng ẩm mưa nhiều ở Việt Nam.

 

Ernest Hébard

 

Ernest Hébard là kiến trúc sư đầu tiên kết hợp giữa kiến trúc Á Đông và kiến trúc Pháp giai đoạn 1923 đến 1926

 

tổng nha đông dương

 

Trụ sở Bộ Ngoại Giao Việt Nam đặt tại số 1 Tôn Thất Đàm, quận 3 Đình Hà Nội, hiện tại công trình được xếp hạng di tích quốc gia.

 

Trụ sở bộ ngoại giao Việt Nam

 

Trụ sở bộ ngoại gia Việt Nam là nơi diên ra rất nhiều sự kiến lớn nhỏ của Việt Nam đầu những năm giải phóng.

 

bản thiết kế nhà hát lớn

 

Bản thiết kế kiến trúc nhà hát lớn

 

Xem thêm : Công trình biệt thự từ thời Pháp thuộc tại tp HCM

 

Vào năm 1901 chính quyền đông dương muốn xây dựng 1 nhà hát nhằm phục vục binh lính quan chức người Pháp. Cuối năm 1911 thì nó hoàn thành.

 

công trình nhà hát lớn

 

Công trình có sự góp mặt của 3 kiến trúc sư Harlay, Broyer và Lagisquet

 

bản sao của nhà hát Opera của Pháp

 

Nhà hát Lớn được xây dựng thiết kế theo kiến trúc Pháp nó là bản sao hoàn hảo của nhà hát Opéra Garnier của Pháp.

 

quảng trường đầu tiên của Việt Nam

 

Nhà Hát Lớn hiện nay vẫn được hoạt động nó nằm trên phố Tràng Tiền

 

sở bưu điện Hà Nội

 

Công trình Sở Bưu Điện Hà Nội là một trong những công trình được xây dựng đầu tiên khi Hà Nội mở rộng quy hoạch thành phố

 

bữu điện được thiết kế theo kiến trúc Tân cổ điển

 

Bưu Điện được kiến trúc sư Henri Vildieu thiết kế theo kiến trúc Pháp tân cổ điển, công trình được khởi công từ năm 1893 đến năm 1899 thì hoàn thành

 

Trụ sỏ bưu điện ngày nay

 

Xem thêm: Những công trình của Pháp để lại tại Việt Nam

 

Hiện nay công trình đã được nâng cấp và tu sửa nhiều năm do quá trình xuống cấp nghiêm trọng, Công trình nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng.

 

Viễn Đông Bác Cổ

 

Bảo tàng Viễn Đông Bác Cổ là một trong những nơi sưu tầm, trưng bày cổ vật lớn nhất của Đông Dương

 

Bảo tàng Louis Finot

 

Công trình do kiến trúc sư Charles Batteur và Ernest Hébrard thiết kế năm 1926 được đưa vào xây dựng và 6 năm sau hoàn thành .

 

thiết kế công trình theo 2 kiến trúc

 

Giống như công trình nha tài chính công trình này cũng được thiết kế theo kiến trúc Pháp kết hợp với kiến trúc Á Đông của người bản xứ.

 

trường đại học đầu tiên của Việt Nam

 

Trường Đại Học Đông Dương được kiến trúc sư Lacollonges và Sabrié thiết kế theo kiến trúc Pháp tân cổ điển khởi công xây dựng vào năm 1924 và 3 năm sau trường được xây dựng hoàn thành.

 

Trường đại học Đông Dương

 

Trường là nơi đào tạo những học sinh bản địa, trước đó năm 1902 cũng có trường Y khoa do Pháp xây dựng. Hiện nay nó vẫn được sử dụng, Đơn vị quản lý chịu trách nhiệm là trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

 

cầu Long Biên

 

Câu Long Biên có tên Pháp là cầu Doumer nó được coi là kiệt tác kiến trúc hàng đầu của khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ đó, nó thiết kế để phục vụ giao cho người dân thủ đô sự giao thương giữa các tỉnh lân cận.

 

cầu Doumer

 

Tuy được xây dựng thiết kế hàu như hoàn toàn bằng sắt nhưng công trình không cứng cáp nặng nè mà rất uyển chuyển, duyên dáng.

 

chiều dài của cầu Long Biên là 1600m2

 

Cây cầu được bắc ngang qua sông Hồng có chiều dài lên đến 1600 m2 kỹ thuật thời đó thật khó có thể xây dựng 1 cây cầu sắt như vậy, nhiều người còn cười chê ý nghĩ điên rồ của Doumer bỏ ngoài tai năm 1897 cây cầu được hoàn thành dưới sự có mặt của Doumer và các quan chức người Pháp, Việt.

 

kinh phí xây dựng cầu long biên là 6.200.000 franc

 

Kinh phí để xây dựng cây cầu này khoảng hơn 6.200.000 franc tức 24 tỉ Việt Nam đồng ở thời điểm hiện tại, để đổi ra mệnh giá hiện tại chắc chúng ta phải thêm không biết bao nhiêu số 0 phía sau nữa.

Hy vọng bài viết đem đến cho các bạn cái nhìn đa chiều về lịch sử kiến trúc Pháp của Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. Mọi chi tiết cần tư vấn về kiến trúc Pháp xin liên hệ 0916880055 hoặc hòm thư điện tử GoodHopearc@gmail.com .

 

Xem thêm : Những ý tưởng thiết kế nhà kết hợp với hoa và cây xanh

 

Ảnh nguồn : Tư liệu Trung tâm lưu trữ Quốc Gia I

Hãy để ACIHOME giúp bạn

Tư thiết kế những ngôi nhà , biệt thự, khách sạn đẹp như trong mơ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ0968 88 00 55