Ai là người chịu trách nhiệm khi công trình bị sụt lún

08/06/2021 51:55 - 445 lượt xem
Ai là người chịu trách nhiệm khi công trình bị sụt lún, 2 rm_ratings 2 rm_ratings
4.50/5 - Có 2 Bình chọn

 

Kiến trúc sư : Nguyễn Phúc Định

 

Ngôi nhà là một tài sản lớn của gia đình vậy nên khi xây dựng chủ đầu tư bất kể là người có điều kiện kinh tế khó khăn hay kinh tế vững vàng thì đều xây dựng một cơ ngơi vững chắc nhất, bền bỉ nhất. Người ta nói “ biệt thự Pháp,biệt thự Châu Âu là những công trình trường tồn, bền bỉ thách thức thời gian” là đúng chính vì thế mà hiện nay rất nhiều chủ đầu tư đã say mê lối kiến trúc Pháp, kiến trúc Châu Âu.

Vậy những công trình hiện đại, các công trình nhà ở bình thường thì sao?

Việc xây nhà là việc lớn đời người chỉ làm 1 lần vậy nên các công trình thường được gia chủ chuẩn bị kỹ càng nhưng vẫn có những trường hợp bị sụt, lún làm cho gia chủ mất ăn mất ngủ vì lo lắng.

Vậy nguyên nhân nào làm công trình bị sụt lún?

Ai là người chịu trách nhiệm khi công trình sụt lún?

Những lưu ý khi xây dựng nhà để tránh được hiện tượng sụt lún là những nội dung chính mà hôm nay các kiến trúc sư AciHome sẽ chia sẻ tới quý bạn đọc.

 

nhà bị lún sụt

 

1. Nguyên nhân làm công trình bị sụt lún.

 

Như các bạn đã biết một ngôi nhà có bền vững hay không phần lớn chính là do móng nhà. Móng nhà là kết cấu kỹ thuật nằm dưới cùng của công trình và đảm nhận trọng tải của toàn bộ công trình, chịu sức ép của trọng lực các tầng đảm bảo sự vững chắc cho công trình vậy nên móng nhà có kiên cố thì ngôi nhà mới bền lâu.

Từ nhà phố hiện đại cho đến biệt thự Pháp đồ sộ thì công trình nào cũng được chủ đầu tư quan tâm không chỉ vẻ đẹp kiến trúc bề ngoài mà còn quan tâm tới kết cấu chịu lực, hệ móng hệ cột. Các trường hợp lún sụt, nghiêng xảy ra là do móng nhà yếu không chịu được trọng tải của ngôi nhà.

 

xử lý nhà lún sụt

 

2. Một số nguyên nhân làm móng nhà yếu dẫn đến tình trạng sụt lún

+ Sụt lún do sai kết cấu: Móng là bộ phận chịu trọng tải của toàn bộ công trình vì vậy mà khi tính toán cần phải kỹ càng và chính xác nếu không sẽ dẫn đến chịu tại trọng không đều và công trình hay bị nghiêng, lún. Một ví dụ điển hình cho việc tính toán kết cấu sai dẫn đến hậu quả lớn đó là các nhà bị lún lệch hầu hết đều nghiêng về phía ban công bên hông nhà.

Điều này do lực của ban công tác dụng, lực tại cột có ban công thường lớn hơn lực ở bên trong nhưng người thiết kế khi tính lực thường hay bỏ qua tác dụng tăng thêm lực đứng của mô – men ban công đã dẫn tới tính lực của cột không đúng, tính diện tích móng không đúng làm phản lực đất nền không hợp lý và cuối cùng là lún không đều.

Sụt lún do lựa chọn loại móng không phù hợp không chịu được trọng tải cho toàn bộ công trình. Mỗi loại móng có 1 thông số kỹ thuật nhất định và phù hợp với từng công trình từng quy mô, ví dụ móng đơn chỉ nên xây dựng trên nền đất tốt và chỉ dùng cho các công trình quy mô nhỏ như nhà cấp 4, nhà hai tầng do khả năng chịu lực kém.

Nếu cố sử dụng móng đơn nhằm tiết kiệm chi phí cho các công trình cao tầng, nhà biệt thự thì chỉ một thời gian bạn sẽ phải bỏ kinh phí để khắc phục thậm chí phải xây mới.

 

Xem thêm : Trình tự xây dựng 1 công trình

 

+ Sụt lún do địa chất yếu: không khảo sát địa chất, lựa chọn loại móng không hợp với địa chất cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng lún sụt nhà.

+ Sụt lún do thi công sai: Ở công đoạn này thì có rất nhiều yếu tố để dẫn tới thi công không đảm bảo:

- Đội thợ thi công không chuyên nghiệp

- Một số trường hợp do đội thợ rút bớt vật liệu xây dựng

- Đội thợ thi công ẩu qua loa

- Do chủ nhà không giám sát kỹ càng đội thợ

- Do ảnh hưởng xây chen và quá gần nhà hàng xóm đã ảnh hưởng tới quá trình thi công.

 

3. Những lưu ý khi xây dựng nhà để tránh được hiện tượng sụt lún

 

nhà bị nghiêng đổ ai chịu

 

+ Tiến hành làm móng nhà theo đúng quy trình: Quy trình xây dựng móng nhà gồm 3 bước: khảo sát địa chất, thiết kế và tiến hành thi công.

Công việc khảo sát địa chất và tiền để và là cơ sở quan trọng để kiến trúc sư thiết kế lựa chọn loại móng phù hợp địa chất, tính kết cấu tư vấn xây dựng công trình quy mô khác nhau với chủ đầu tư, nghiên cứu kỹ về thực trạng các công trình lân cận nhất là phần nền móng để có giải pháp hiệu quả trong thi công; tính toán kết cấu chịu lực, tính toán độ sâu cho các loại móng, thực các bản vẽ mặt mặt bằng mặt cắt công trình.

Tiến hành thi công là quá trình thực hiện bản vẽ ra ngoài thực tế. Đây là giai đoạn quan trọng để kiến tạo nên một công trình bền vững. Quá trình thi công ảnh hưởng lớn tới chất lượng công trình, các công việc phải làm trong quá trình thi công móng nhà:

- Chuẩn bị vật liệu trang thiết bị

- Định vị công trình

- Giải phóng mặt bằng

- Làm sạch mặt bằng thi công

- Đào hố móng.

- Làm phẳng mặt hố móng

- Kiểm tra cao độ lót móng.

- Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc.

- Ghép cốt pha móng

- Đổ bê tông móng.

- Tháo cốt pha móng.

- Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ.

Các công đoạn trong quá trình thi công móng nhà đều quan trọng do vậy mà việc thi công không được bớt ăn bớt công đoạn hay đảo lộn công đoạn.

Khảo sát địa chất kỹ càng:

 

khảo sát trước khi xây dựng

 

Khảo sát địa chất là công tác nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất tại địa điểm xây dựng công trình nhằm xác định cấu trúc nền đất, tính chất cơ lý của các lớp đất nền, điều kiện nước ngầm dưới đất và các tai biến địa chất phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế và xử lý nền móng, để đảm bảo thuận lợi cho các quá trình thi công sau này va cũng đề ra giải pháp khắc phục xử lý tốt nhất cho hệ móng.

Có thể khảo sát địa chất công trình bằng nhiều cách bao gồm một số các cách làm phổ biến như sau: khoan, đào, xuyên tĩnh, xuyên động, địa vật lý, nén tĩnh, nén ngang, cắt cánh…

Việc khảo sát địa kỹ thuật là khâu quan trọng đầu tiên trước khi tiến hành xây dựng móng, là yếu tố mấu chốt quyết định loại móng bởi mỗi loại móng khác nhau thì phù hợp với một kiểu địa chất khác nhau, việc lựa chọn loại móng phù hợp với địa chất sẽ giúp cho móng chắn chắn hơn.

- Móng đơn chỉ phù hợp với những nơi có nền địa chất tốt, bằng phẳng rắn chắn.

- Móng băng phù hợp với nhiều nền địa chất

- Móng bè phù hợp với những nơi địa chất cao ráo tránh những nơi nền đất yếu, bùn lầy hoặc có dòng nước ngầm

- Móng cọc phù hợp với nhiều nền địa chất, thường được sử dụng ở những nơi địa chất yếu.

Mỗi một loại móng một thông số kỹ thuật, đặc điểm phù hợp với từng loại địa chất vì vậy mà trước khi thi công xây dựng chủ đầu tư cần có sự tìm hiểu và khảo sát kỹ càng về địa chất, về các loại móng hoặc nhờ tới sự tư vấn của các kiến trúc sư, kỹ sư để lựa chọn loại móng phù hợp tốt nhất.

Các công việc cần tiến hành khi khảo sát địa chất

- Cấu trúc địa tầng của khu vực xây dựng, thế nằm và tính liên tục của các lớp đất đá, đánh giá mức độ phù hợp với quy mô công trình.

- Các tính chất cơ lý chủ yếu của từng lớp đất đá, để xác định loại móng tốt nhất và hợp với nền địa chất nhất

- Các hiện tượng địa chất đặc biệt có thể xảy ra để có phương pháp giải quyết

- Sự tồn tại, thay đổi của nước mặt, nước ngầm cũng như tính ăn mòn vật liệu của chúng và dự đoán được những khó khăn, trở ngại có thể nảy sinh trong thời gian xây dựng.

- Quan sát các vết lộ, các hố đào

- Xác định các biến đổi của môi trường địa chất ảnh hưởng của các biến đổi đó đối với bản thân công trình và công trình lân cận.

 

Xem thêm : Cách chọn hướng nhà theo mệnh tuổi của gia chủ

 

Công tác thiết kế, tính kết cấu chính xác kỹ càng

Ở giai đoạn này các kiến trúc sư lựa chọn thiết kế móng phù hợp sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn và đảm bảo về kết cấu, tính chịu lực, đảm vào thông số kỹ thuật tốt nhất:

- Tính toán trước sức chịu tải của đất nền theo thời gian, tránh rủi ro tải trọng giả.

- Xác định chính xác độ dài, độ sâu các loại móng cho phù hợp

- Tránh lãng phí chi phí phần nền móng dư thừa do tính dư tải trọng.

- Thực hiện các bản vẽ kỹ thuật chính xác để phục vụ quá trình xây dựng tiện lợi

 

Công tác thiết kế cần được thiết kế bởi các kiến trúc sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn, các kiến trúc sư Aci Home luôn tự hào bởi các công trình họ thực hiện luôn đảm bảo kết cấu, các công trình vững vàng bền vững theo thời gian dù đã trải qua nhiều năm mà vẫn giữ được vẻ đẹp như thủa ban đầu.

Lựa chọn loại móng phù hợp

- Lựa chọn loại móng phù hợp với quy mô công trình.

 

nhà bị lún sâu

 

- Móng đơn chịu lực kém chỉ phù hợp với các công trình có trọng tải thấp quy mô nhỏ như nhà cấp 4, nhà 2 tầng

- Móng băng sức chịu trọng tải không cao, sử dụng cho các công trình vừa và nhỏ các công trình nhà biệt thự hiện đại, biệt thự ba tầng, tránh các công trình có hệ mái cầu kỳ nặng hoặc trang trí đắp phào chỉ nhiều.

- Móng bè thường sử dụng cho các công trình có tầng hầm, gara, bể nước, kho chứa đồ,..

- Móng cọc sử dụng cho các công trình có trọng tải lớn các tòa nhà cao tầng, các biệt thự đồ sộ như biệt thự Pháp, biệt thự Châu Âu,..

+ Lựa chọn vật liệu đảm bảo: Vật liệu có tác động khá lớn tới kết cấu móng nhà, khi làm móng nhà bạn nên chọn những nguyên vật liệu tốt. Các vật liệu thường sử dụng đó là cát, xi măng, đá, nước, gạch, thép, cốt pha. Các yêu cầu cơ bản của vật liệu:

- Vật liệu nên chọn những loại vật liệu cho chất lượng tốt từ các đơn vị uy tín

- Vật liệu cát, đá, sỏi,.. phải là vật liệu sạch không đảm bảo không nhiễm mặn ở cát, không có nhiều tạp chất, kích thước vật liệu đều.

Vật liệu đi theo công trình từ khi bắt đầu khởi công cho đến khi hoàn thành nên nếu chủ đầu tư không lựa chọn vật liệu chất lượng thì công trình sẽ bị ảnh hưởng và khi xảy ra sự cố thì buộc phải tháo dỡ làm lại chứ không có cách khắc phục.

+ Lựa chọn nhà thầu uy tín chuyên nghiệp: Lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm để đảm bảo móng nhà được đổ đúng quy trình, kết cấu nền móng ổn định và công trình khi hoàn thiện luôn vững chắc đảm bảo an toàn. Trong quá trình thi công cần có sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo đội thợ làm đúng quy trình và đồng thời có hỗ trợ kịp thời về kỹ thuật cho đội thợ thi công.

Nhà thầu uy tín sẽ không lo các trường hợp thợ làm ẩu, hay bớt vật liệu.

 

4. Ai là người chịu trách nhiệm khi công trình sụt lún

 

 

cơ quan chức năng xử lý nhà sụt

 

Nhà ở là tài sản lớn của đời người nên khi xảy ra những sự cố thì sẽ làm cho chủ đầu tư lo lắng mất ăn mất ngủ. Khi công trình gặp sự cố sụt lún thì ai là người chịu trách nhiệm ? Câu hỏi này khiến ta phải suy nghĩ kỹ bởi công trình được xây dựng từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành gồm nhiều giai đoạn nên bất cứ giai đoạn nào chỉ cần lơ là sai sót sẽ dẫn đến các sự cố.

 

Đầu tiên cần phải tìm hiểu kỹ từng giai đoạn xem sai sót ở đâu và ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho giai đoạn đó.

 

- Cần kiểm tra lại bản thiết kế xem có tính toán kết cấu sai sót ở đâu không, tính sai kết cấu, sai trọng tải sẽ dẫn đến móng không chịu được tải trọng và dẫn đến sụt lún.

Thông thường thì các trường hợp tính sai kết cấu sẽ thường ít bởi các kiến trúc sư đều là những người có trình độ chuyên môn và trước khi tiến hành thì đã được thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật khi làm thủ tục xin cấp phép xây dựng của huyện. Nhưng không có nghĩa là không xảy ra và tính sai kết cấu sẽ do đơn vị thiết kế chịu trách nhiệm.

 

Xem thêm : Báo giá xây dựng biệt thự cổ điển Pháp

 

- Quá trình thi công sai là nguyên nhân nhiều dẫn đến công trình lún sụt: Thi công không đảm bảo, quy trình thi công sai, đội thợ thi công không chuyên nghiệp, vật liệu bị rút không đảm bảo. Công trình trình bị nghiêng bị sụt lún thường là do quá trình thi công sai và như vậy thì đơn vị thầu thi công cần có trách nhiệm tu sửa, bảo hành.

- Một phần trách nhiệm là do chủ đầu tư bởi nếu không có sự giám sát thì tạo điều kiện cho đội thợ làm ẩu làm bừa. Hoặc do chủ đầu tư không tinh tế trong việc lựa chọn đơn vị thiết vị thiết kế, đơn vị thi công, vật liệu dẫn đến công trình gặp sự cố sụt lún.

Để công trình bền vững thì yêu cầu chủ đầu tư phải có sự tìm hiểu kỹ càng nên mong rằng với những chia sẻ của các kiến trúc sư Aci home cung cấp sẽ hữu ích để giúp cho công trình bền vững và không xảy ra những sự cố đáng tiếc. Với hơn 15 năm kinh nghiệm chúng tôi đội ngũ kiến trúc sư tự tin sẽ đem lại những công trình biệt thự đẹp về ngoại thất, bền vững về kết cấu hài lòng mọi yêu cầu của chủ đầu tư.

Hãy để ACIHOME giúp bạn

Tư thiết kế những ngôi nhà , biệt thự, khách sạn đẹp như trong mơ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ0968 88 00 55