Kiến trúc sư : Nguyễn Phúc Định
Phong cách cổ điển là phong cách kiến trúc được hình thành từ lâu đời và thừa kế những tinh hoa của kiến trúc Hy Lạp cổ đại từ thức cột, hình khối, nội thất cổ điển thể hiện sự trang trọng và lịch lãm là những điều mà phong cách này mang đến cho không gian. Với những đặc trưng vô cùng tinh xảo, hoài cổ mà tráng lệ, phong cách cổ điển được nhiều người ưa chuộng. Phong cách cổ điển trong ngành kiến trúc được áp dụng với nhiều loại công trình: nhà ở, khách sạn, quán café, nhà hàng. Nhiều gia chủ say mê phong cách kiến trúc cổ điển cũng bởi nội thất sang trọng tinh tế thể hiện đẳng cấp sống thượng lưu, đem đến cuộc sống thoải mái.
Nội thất cổ điển với những nét đặc trưng riêng
1. Màu sắc:
>> Xem thêm: Những căn biệt thự cổ điển đẹp mê hồn của các đại gia Việt Nam
Phong cách cổ điển có gam màu chủ đạo là vàng và trắng. Sự kết hợp giữa hai màu sắc này giúp căn phòng trở nên thoáng đãng và rộng rãi hơn. Sắc vàng đem đến cảm giác ấm cúng, lãng mạn còn sắc trắng tạo cảm giác tinh tế, thuần khiết. Trong nội thất cổ điển lấy màu sắc là nền nổi bật các chi tiết cho nên màu sắc thường được lựa chọn là những màu nhẹ nhàng tinh tế.
2. Vật liệu:
Vật liệu là nội thất biệt thự phong cách cổ điển thường là những vật liệu có giá trị và có tính thẩm mỹ cao.Vật liệu thường dùng là vật liệu cao cấp như gỗ tự nhiên, da tự nhiên, nỉ cao cấp và thường ưa chuộng những vật liệu bóng phát ra ánh sáng như đồng, vàng để tôn lên giá trị đẳng cấp không gian.
3. Kiến trúc:
Kiến trúc cổ điển và nội thất đều coi trọng tính cân bằng và đối xứng. Mọi đồ vật trong nội thất cổ điển thường được bố trí theo 1 trục để tạo nên sự đối xứng hoàn hảo. Không chỉ đồ vật mà các chi tiết hoa văn trên đồ vật cũng tôn sùng tính đối xứng.
4. Tính tỷ lệ:
Trong thiết kế nội thất tỷ lệ đa dạng về loại hình và cách vận dụng: tỷ lệ về màu sắc, tỷ lệ về hình khối, tỷ lệ về không gian, tỷ lệ ánh sáng, tỷ lệ kết cấu. Mỗi một mảng lại có một khung tỷ lệ khác nhau do vậy mà yêu cầu người thiết kế phải có mắt thẩm mỹ tốt và có sự vận dụng linh hoạt.
>>Xem thêm : Tỉ lệ vàng xây dựng biệt thự
5. Chi tiết trang trí:
Sự cầu kỳ và tinh tế của một biệt thự được thể hiện ở các đường nét, dù là chi tiết nhỏ nhưng có sức ảnh hưởng lớn đến tổng thể. Chi tiết trang trí trong phong cách cổ điển thường tôn sùng những đường tròn, đường cong mềm mại, hoa văn thường có dạng hình quả trám, hình lục giác, hình kim cương.
6. Ánh sáng:
Thường là sử dụng ánh sáng dịu nhẹ kết hợp với phản chiếu từ các đồng dùng có tính bóng như đồng, pha lê để tạo nên hiệu ứng lung linh diễm lệ. Ánh sáng được sử dụng linh hoạt ở từng không gian.
7. Điểm nhấn ấn tượng
Một phòng có một điểm nhấn riêng, phòng khách điểm nhấn là bộ bán ghế hoặc chiếc ti vi to, điểm nhấn của phòng ngủ là chiếc giường quý, phòng ăn là bộ bán ghế mạ vàng …
Trong nội thất cổ điển nhất định phải có điểm nhấn là để tạo ra sự thu hút tập trung thị giác của người quan sát điểm nhấn làm nên sự khác biệt trong không gian . Điểm nhấn có thể chính là bộ bàn ghế sang trọng hay chiếc đèn chùm hay tranh treo tường. Điểm nhấn được tạo ra nhờ sự khác biệt và nổi bật về hình dáng, chất liệu, kích thước và cách sắp xếp bố trí.
8. Sự hài hòa trong bố cục:
Hài hòa ở đây yêu cầu về màu sắc và hình dáng, tỷ lệ sự hài hòa trong nội thất cổ điển chính là yếu tố giúp cho người chiêm ngưỡng dễ dàng cảm nhận được sự tinh tế và hoàn mỹ trong tổng thể công trình. Hài hòa chính là yếu tố quan trọng tạo nên sự thoải mái trong quá trình sử dụng của gia chủ.
Nội thất biệt thự cổ điển từ xa xưa đã nổi danh bởi sự sang trọng và tinh tế thể hiện đẳng cấp và phong cách sống thượng lưu của gia chủ. Để tạo nên được điều đó thì trên 8 đặc trưng cơ bản của nội thất cổ điển thì yếu tố vật liệu là quan trọng nhất làm nền tảng, các yếu tố khác mang tính chất bổ trợ tạo nên nét đặc trưng..
Vậy những vật liệu phổ biến làm nội thất cổ điển đó là gỗ, thạch cao, đá tự nhiên, pha lê, da nỉ, kim loại,…
- Gỗ: vật liệu gỗ là vật liệu thường xuyên sử dụng trong nội thất biệt thự cổ điển, từ phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng thờ,… mọi không gian đều có sự có mặt của vật liệu này. Vật liệu gỗ được sử dụng nhiều bởi vẻ đẹp sang trọng và bền vững, màu gỗ đem đến vẻ đẹp ấm áp hoài cổ. Gỗ sử dụng trong nội thất cổ điển thường là gỗ tự nhiên và là các loại gỗ quý như lim, tần bì, gõ đỏ, mun, chò chỉ, gụ, sưa, hương, trắc,.. các loại gỗ chắc bền. Đồ dùng trong nội thất cổ điển thường nhiều trang trí trạm trổ cầu kỳ để thể hiện sự tinh tế và sang trọng. Gỗ trong nội thất thường được sử dụng để làm cầu thang, giường ngủ, bàn ghế ăn, bàn ghế phòng khách, tủ trang trí phòng khách, tủ bếp,…
- Thạch cao là vật liệu sử dụng làm trần, phào chỉ trong nội thất, với tính năng nhẹ và dễ tạo hình nên vật liệu được sử dụng phổ biến bởi đa dạng và thẩm mỹ. Thạch cao trong nội thất cổ điển còn được sử dụng nhiều để tạo nên các phù điêu ở tường cột. Ngoài dễ tạo hình vật liệu này còn có khả năng cách âm tốt, với màu trắng chủ đạo vật liệu này dễ dàng sử dụng trong không gian cổ điển.
- Đá tự nhiên: các vật liệu lát là điều không thể thiếu trong nội thất biệt thự cổ điển, các loại đá thường được sử dụng như đá hoa cương, đá cẩm thạch,… vật liệu đá được sử dụng nhiều bởi mẫu mã phong phú, bề mặt sáng bóng của đá tăng thêm vẻ đẹp cho không gian. Đá được sử dụng dùng làm mặt bàn bếp, chậu rửa mặt, kệ đựng đồ, sàn nhà, tường… vật liệu đá tương đối trơn nên với mỗi không gian cần lựa chọn những loại hình thức sao cho phù hợp bởi với các phòng như bếp và phòng tắm nên chọn các loại đá có độ sần ráp trống trơn trượt. Đối với vật liệu đá thì sự bền bỉ là tiêu chí quan trọng và phù hợp với biệt thự cổ điển.
- Pha lê: Trong nội thất cổ điển người chiêm ngưỡng thường bị choáng ngợp bởi vẻ lung linh tráng lệ của không gian, để làm nên vẻ đẹp mê hồn đó ngoài sự kết hợp khéo léo ánh sáng thì vật liệu quan trọng thường được sử dụng để tăng thêm vẻ lung linh đó chính là nhờ pha lê. Các đèn chùm lớn làm bằng pha lê được treo chính giữa không gian phòng khách, không gian sảnh chính đã trở thành điểm nhấn và điểm đặc trưng không thể thiếu của các biệt thự cổ điển. Đèn chùm pha lê còn thể hiện đẳng cấp sang trọng cho không gian sống bởi chất liệu cao cấp như tay đèn thường làm bằng đồng hoặc mạ vàng. Không chỉ sử dụng cho đèn mà vật liệu pha lê còn được dùng làm đồ trang trí như ly rượu, bình hoa,… những đồ trang trí điển hình.
- Kim loai: sẽ thật thiếu sót nếu như không liệt kê vật liệu này trong số những vật liệu phổ biến trong nội thất cổ điển. các vật liệu thường sử dụng như vàng, đồng,… là điểm nhấn cho không gian đậm chất cổ điển. Kim loại được mạ lên các vật dụng nội thất, các chi tiết trang trí hoa văn trên cột, phào chỉ trần nhà hoặc chế tác thành một số vật dụng như đèn bàn, giá cắm nến, đèn, tượng trang trí tăng thêm phần quý phái cho ngôi nhà của gia chủ.
- Vải, nỉ cao cấp: trong đồ nội thất cổ điển sự tinh tế sang trọng được thể hiện ở từng chi tiết nhỏ cho nên người sở hữu một biệt thự cổ điển chắc chắn phải là người có địa vị, tiềm lực kinh tế vững vàng. Các vật dụng như rèm cửa, thảm, chăn ga,.. tất cả đều sử dụng những vật liệu cao cấp như nỉ, nhung, gấm để mang lại thẩm mỹ và sự thoải mái khi sử dụng cho gia chủ.
Các vật liệu sử dụng trong nội thất rất đa dạng mỗi gia chủ có một phong cách thẩm mỹ khác nhau nhưng các vật liệu mà Aci Home liệt kê là những loại vật liệu bổ biến được nhiều gia chủ lựa chọn và dùng nhiều nhất. Không gian nội thất sang trọng tiện nghi sẽ mang lại cuộc sống thoải mái cho các thành viên trong gia đình, khi thiết kế nội thất cần có sự kết nối các vật liệu sao cho khéo léo hài hòa để bổ trợ cho nhau tạo nên một tổng thể đẹp mắt. Là một đơn vị thiết kế biệt thự cổ điển lâu năm Aci Home tự tin là một đơn vị thiết kế có thể đáp ứng được mọi nhu cầu sở thích của khách hàng và đảm bảo một không gian sống tiện nghi sang trọng thượng lưu.