Hướng dẫn đọc bản vẽ kiến trúc không thua chuyên gia

21/01/2022 41:01 - 213 lượt xem
Hướng dẫn đọc bản vẽ kiến trúc không thua chuyên gia, 1 rm_ratings 1 rm_ratings
5/5 - Có 1 Bình chọn

Để làm chủ được công việc thi công nhà ở, biệt thự thì việc đọc bản vẽ đúng kỹ thuật cũng như nắm bắt được các thông số có trong mặt bằng là điều rất cần thiết. Bài viết dưới đây của công ty kiến trúc ACI Home sẽ hướng dẫn bạn đọc bản vẽ kiến trúc không thua các chuyên gia.

Hướng dẫn đọc bản vẽ kiến trúc không thua chuyên gia
Hướng dẫn đọc bản vẽ kiến trúc không thua chuyên gia

Bản vẽ kiến trúc là gì ?

Bản vẽ kiến trúc là bản vẽ biểu diễn hình dạng, cơ cấu của một khu vực, một quần thể các công trình hoặc của một công trình cụ thể. Bản vẽ thiết kế kiến trúc cho người xem một hình ảnh gần như thật sau này nếu có được xây dựng. Bản vẽ mặt bằng thể hiện được ý đồ, cách bố trí công năng, nội thất của gia chủ. Thông quan đó Kiến Trúc Sư tối ưu không gian sử dụng dựa trên 3 yếu tố : tính thẩm mỹ, tiện dụng và hợp phong thủy.

Bản vẽ mặt bằng tại các tầng là phần mặt bằng của 1 tầng sẽ được thiết kế trên một mặt phẳng, sử dụng bố trí những vật dụng nội thất, phòng ốc cũng như lối đi lại trong phạm vi 1 tầng của ngôi nhà.

Bản vẽ thiết kế biệt thự kiểu Pháp 3 tầng 1 tum
Bản vẽ thiết kế biệt thự kiểu Pháp 3 tầng 1 tum

Quy trình đọc bản vẽ kiến trúc

Sau khi nhận được hồ sơ thiết kế, chắc chắn có không ít chủ nhà vẫn băn khoăn về cách đọc bản vẽ thiết kế sao cho chính xác, hợp lý để tránh được những sai xót trong quá trình thi công. Theo đó cách đọc bản vẽ thiết kế nhà theo trình tự sau:

- Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể. Đọc từ mặt bằng tầng 1 đến tầng 2. Xem xét các phòng chức năng bên trong từ phòng khách, phòng ngủ, phòng thờ, khu vực hành lang….

- Đọc bản vẽ phối cảnh bên ngoài để hình dung ngôi nhà dễ dàng hơn.

- Đọc bản vẽ mặt đứng để có thể tưởng tượng được hình dáng và kiến trúc của bên ngoài công trình.

- Đọc bản vẽ tại không gian của mỗi tầng.

- Đọc bản vẽ thiết kế về kết cấu. Chú ý đến những thông số kĩ thuật như dầm, sàn, móng, cột, cầu thang, hệ thống bậc cửa…

Các kí hiệu trong bản vẽ kiến trúc

Bản vẽ kiến trúc hay bản vẽ thiết kế có thể hiểu bản vẽ mô tả về hình dáng bên ngoài, lẫn bố cục bên trong giúp thể hiện được những tính toán, khả năng chịu lực từ những bộ phận của ngôi nhà từ móng nhà cho đến mái nhà, nền nhà, cầu thang… Căn cứ vào đó, người ta có thể xây dựng được một căn nhà đúng như ý muốn.

Kí hiệu vật liệu trong bản vẽ kiến trúc

Để hiểu được và được các bản vẽ kiến trúc sau khi được bàn giao từ các công ty kiến trúc, bạn có thể giám sát, kiểm tra chất lượng của từng hạng mục thi công. Những kí hiểu đơn giản dễ hiểu có trong mọi bản vẽ xây dựng, nắm bắt được các kí hiệu này gần như đã hiểu được 30% bản vẽ.

Bảng ký hiệu vật liệu xây dựng trong bản vẽ kiến trúc
Bảng ký hiệu vật liệu xây dựng trong bản vẽ kiến trúc

Kí hiệu nội thất trong bản vẽ kiến trúc

Ký hiệu bản vẽ kiến trúc nội thất -1

Hướng dẫn đọc bản vẽ kiến trúc không thua chuyên gia

Ký hiệu nội thất trong bản vẻ kiến trúc

Ký hiệu nội thất bản vẽ xây dựng

Một số ký hiệu nội thất bàn ghế, cửa, cầu thang,.. thường dùng

Một số ký hiệu nội thất thường dùng
Nhãn

Quy định về khung bản vẽ kiến trúc nhà

Khung bản vẽ kiến trúc nhà là một hình chữ nhật, được dùng bằng giấy để vẽ với những nét liền nét đậm, cách mép của tờ giấy sau khi xén khoảng 10mm ( đối với khổ giấy A0 và A1) hoặc 5mm ( đối với những khổ giấy A2, A3,A4). Thông thường, nội dung của bản vẽ thiết kế nhà sẽ được bố trí thành một tổng hợp, nằm ở góc bên phải của trang giấy nằm ngay, bao gồm những thông tin sau:

Số thứ tự

Nội dung cần ghi

1

Thông tin tên chủ đầu tư

2

Tên công trình xây dựng

3

Địa điểm

Từ 4 đến 10

Thông tin đơn vị thiết kế dành để ghi chức danh, chữ ký, họ tên, ký đóng dấu

11

Giai đoạn thực hiện

12

Hạng mục thực hiện (kiến trúc, kết cấu hay điện nước)

13

Tên bản vẽ

14

Tỷ lệ hình vẽ

15

Bản vẽ số

Quy định về nét vẽ trong bản vẽ kiến trúc

Nét vẽ cũng có ảnh hưởng khá quan trọng đối với việc đọc bản vẽ thiết kế nhà bởi có khá nhiều nét vẽ trùng nhau nên thường ưu tiên theo thứ tự như sau:

Ký hiệu và quy chuẩn nét vẽ trong kiến trúc xây dựng
Ký hiệu và quy chuẩn nét vẽ trong kiến trúc xây dựng

Quy định về kích thước trong cách đọc bản vẽ kiến trúc

Tham khảo cách ghi kích thước trên bản vẽ kiến trúc dưới đây được tổng hợp bởi ACI Home:

Quy định cách đọc kích thước trong bản vẽ kiến trúc
Quy định cách đọc kích thước trong bản vẽ kiến trúc

- Kích thước thật của vật thể, không phụ thuộc theo kích thước của hình biểu diễn

- Đơn vị đo kích thước dài là mm

- Đơn vị đo kích thước chiều cao là m, không ghi thêm đơn vị sau con số kích thước.

- Đơn vị đo thích góc tính theo độ, phút, giây…

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ kiến trúc không thua chuyên gia

Làm sao để có thể đọc bản vẽ xây dựng sao cho nhanh và chính xác nhất. Cùng tiếp tục tìm hiểu với ACI Home

Cách đọc bản vẽ mặt bằng

Hướng dẫn đọc bản vẽ kiến trúc không thua chuyên gia

Nhìn vào bản vẽ kia các bạn có thể nhận thấy phần tường xây bằng gạch theo kí hiệu như phía trên, phần lưới cột là cột màu đen có kích thước 220x220m. Trong bản vẽ cũng có ghi rõ các kí hiệu các phòng, kích thước của từng phòng, diện tích từng phòng. Bản vẽ kiến trúc thể hiện khá rõ được vị trí đặt giường ngủ, tủ quần áo, hướng cửa mở, vị trí cửa mở. Tương tự cho các phòng khác thì mỗi phòng đều có kích thước và vị trí của các đồ đạc khá rõ ràng.

Cách đọc bản vẽ các hình chiếu đứng của bản vẽ kiến trúc

Một căn nhà thông thường sẽ có 4 mặt đứng và 2 mặt cắt. Số lượng mặt cắt sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp của căn nhà với mục đích thể hiện thật rõ được cấu tạo của nhà. Mặt đứng của một căn nhà đó chính là mặt đứng của tổ hợp các vật thể có trong căn nhà đó. Thông qua bản vẽ mặt đứng, thể hiện rõ vị trí của cửa đi, cửa sổ, chiều cao của mái, kích thước mái, chiều cao của các phần trang trí, cách trang trí như thế nào đều được chú thích rất rõ ràng trong các mặt đứng này.

Cách đọc bản vẽ ví du 2

Hình ảnh trên là phần bản vẽ mặt cắt của nhà 2 tầng, dưới cùng là kí hiệu của lớp đất tự nhiên, trên nền đất là bê tông gạch vỡ mác 100. Trên nữa sẽ là tường ngăn các phòng, cầu thang và sàn tầng 1. Với bản vẽ mặt đứng chúng ta sẽ quan tâm chiều cao sàn tầng 1 và sàn tầng 2 cũng như chiều cao của sảnh, mái, đỉnh nóc là đủ rồi. Trong bản vẽ cũng thể hiện khá chi tiết các chi tiết đó, ngoài ra các chi tiết nhỏ hơn sẽ được trích và ghi chú trong bản vẽ khác.

Cách đọc bản vẽ mặt cắt móng băng

Đây là chi tiết của phần móng, các bạn có thể thấy được trong bản vẽ này thể hiện 5 chi tiết, 5 mặt cắt của các loại móng như sau:

Hướng dẫn đọc bản vẽ kiến trúc không thua chuyên gia

Mặt cắt móng băng

Chi tiết cổ móng

Mặt cắt tường móng

Mặt cắt dầm chân thang

Chi tiết móng đơn

Hướng dẫn đọc bản vẽ kiến trúc không thua chuyên gia

Thông qua bản vẽ kiến trúc có thể thấy độ cao móng 600 trong đó 250mm là thân móng và 250 là phần vuốt móng lên, cao độ 100 là cổ móng. Chiều rộng của móng là 1200 mm. Được bố trí với 6 thanh thép phi 20 trong đó 3 thanh thép lớp trên và 3 thanh thép lớp dưới. Ở dưới cùng sẽ là lớp thép phi 12 đan cách nhau là 200 mm. Dưới cùng của móng là lớp lót bằng bê tông mác 100 hay thông thường mọi người thường lót bằng gạch để đổ bê tông. Như vậy thôi phần bản vẽ mặt cắt móng chúng ta chỉ cần quan tâm tới các thông số đó là được.

Cách đọc bản vẽ chi tiết cổ móng

Phần cổ móng này thường có trong móng băng nên sẽ hay được thể hiện trong bản vẽ nhà nào làm móng băng, móng bè. Cổ móng thể hiện bẻ mỏ liên kết với đế móng, khoảng cách mỏ là 200mm, mỗi cổ cột sẽ có 4 thanh thép phi 20, đai cột được bẻ bằng sắt 6 khoảng cách của mỗi đai là 150mm

Hướng dẫn đọc bản vẽ kiến trúc không thua chuyên gia

Cách đọc bản vẽ mặt cắt tường móng

Hướng dẫn đọc bản vẽ kiến trúc không thua chuyên gia

Mặt cắt tường móng này thể hiện phần xây từ móng trở lên hoặc dầm trở lên (cho móng cốc) và xây tường 220 cao tới cốt không sẽ đổ giằng bê tông chống thấm. Thông thường xây dưới cốt không chúng ta nên xây gạch đặc để chống thấm tốt hơn. Giằng cốt không ngoài tác dụng chống thấm ra thì không còn tác dụng gì khác nhé các bạn cho nên các bạn đừng lãng phí nhiều tiền vào phần đó làm gì.

Cách đọc bản vẽ mặt cắt dầm chân thang

Hướng dẫn đọc bản vẽ kiến trúc không thua chuyên gia

Phần này thể hiện có lót bằng bê tông mác 100, xây gạch đặc đỡ và có dầm liên kết với thang bằng 4 thanh sắt phi 16, 2 trên 2 dưới và đai sắt bằng sắt 6 cách nhau 15cm. Chiều dài và số lượng của dầm chân thang được thể hiện và ghi rất rõ ràng trong bản vẽ.

Trên đây là hướng dẫn đọc bản vẽ kiến trúc cụ thể và chi tiết được ACI Home tổng hợp. Hy vọng các thông tin trên đây của chúng tôi sẽ hữu ích cho các gia chủ đang tìm hiểu cách đọc bản vẽ kiến trúc đơn giản, chi tiết và dễ hiểu.

Tư vấn thiết kế kiến trúc:

KIẾN TRÚC ACIHOME

Hotline: 0968 88 00 55

Email: acihomesg@gmail.com

Văn phòng đại diện: Nhà 1610, Tòa Ct1 - C14 Bắc Hà, Trung Văn, Tố Hữu, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: Tòa nhà Rosana, 60 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Q1, TPHCM

Hãy để ACIHOME giúp bạn

Tư thiết kế những ngôi nhà , biệt thự, khách sạn đẹp như trong mơ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ0968 88 00 55