Các nền đất yếu thường là nền đất từ ao, hồ, sông, ngòi... Tuy nhiên hiện nay do quỹ đất xây dựng ngày càng hạn chế, nhiều công trình được thi công trên những nền đất yếu. Việc xây dựng trên nền đất yếu có thể dẫn tới nhiều hệ quả nghiêm trọng trong quá trình xây dựng và sử dụng. Chính vì vậy hiện nay vấn đề Xây nhà trên nền đất yếu cần lưu ý gì? trở thành băn khoăn của nhiều chủ đầu tư.
Bài viết dưới đây ACI Home sẽ chia sẻ tới bạn đọc một số lưu ý quan trọng và cần thiết khi thực hiện xây nhà trên các khu vực có nền đất yếu.
1. Mối quan hệ giữa móng nhà và kết cấu công trình
Như chúng ta đã biết, móng là cấu phần vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của công trình. Chúng chịu trách nhiệm truyền tải trọng của toàn bộ ngôi nhà xuống đất nền. Một ngôi nhà được đánh giá chắc chắn, vững chãi khi nó có nền móng tốt. Chính vì vậy, trong quá trình thiết kế và xây dựng công trình, việc xử lý móng nền là điều vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự kỹ lưỡng, cẩn thận.
2. Tiêu chuẩn xác định các nền đất yếu
Như ACI Home đã nhắc tới ở trên, các loại đất nền yếu thường là ao, hồ, sông, ngòi... Tuy nhiên để đảm bảo chắc chắn, bạn cần phải nắm bắt được cách xác định nền đất yếu.
2.1. Cách xác định nền đất yếu
Để có thể xác định được đất nền bạn chuẩn bị xây dựng đó có yếu hay không, cần phải nắm được 2 quan điểm là quan điểm định tính và quan điểm định lượng:
Quan điểm định tính
Theo quan điểm định tính, nền đất yếu là loại đất không thể chịu được những tải trọng mà 1 công trình xây dựng truyền xuống. Tuy nhiên đây chỉ là cách nhìn không quá khoa học, không có bất cứ số liệu nào chứng thực.
Quan điểm định lượng
Đây là quan điểm được sử dụng dựa vào các công thức chứng minh. Người ta đã thực hiện xây dựng các công thức dựa trên chỉ tiêu vật lý và cơ học.
Theo chỉ tiêu vật lý, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nền đất yếu khi chúng thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Dung trọng : gW<= 1,7 T/m3.
- Hệ số rỗng : e >=1.
- Độ ẩm : W >=40%.
- Độ bão hòa : G >=0,8.
- Còn đối với chỉ tiêu cơ học, nền đất yếu là:
- Sức chịu tải bé là: R = (0,5 – 1)kG/ cm2
- Modun biến dạng là: E0<= 50 kG/cm2.
- Hệ số nén là: a >= 0,01 cm2/kG
- Góc ma sát trong là: fi <= 100
- Lực dính (đối với đất dính) là: c <= 0,1 kG/cm2.
2.2. Các loại nền đất yếu phổ biến
Trên thực tế, trong quá trình thi công và xây dựng, đội ngũ thi công có thể dễ dàng nhận biết được các loại đất nền yếu thông qua quan sát thực tế thông qua các loại đất tại vị trí thi công. Dưới đây là một số loại đất nền yếu phổ biến hiện nay:
- Đất sét yếu
- Đất cát yếu
- Đất bùn
- Than bùn và đất than bùn
- Đất bazan
- Đất đắp
3. Xây nhà trên nền đất yếu cần lưu ý gì?
Dưới đây là một số vấn đề mà đội thợ thi công và ngay cả các chủ đầu tư cũng cần lưu ý trong quá trình xây nhà trên nền đất yếu:
3.1. Vấn đề nứt, lún
Quá trình xây dựng, thi công nhà cửa không chỉ đơn giản là cần chau chuốt từ kiến trúc bên ngoài, nội thất và các vấn đề tồn tại theo thời gian luôn là yếu tố cần đặt lên hàng đầu. Thông thường, người ta rất hạn chế xây dựng công trình trên nền đất yếu bởi nó có thể xảy một số vấn đề như nứt, lún nhà.
Các vùng đất tại vị trí ven kênh rạch, ao hồ, sông ngòi đòi hỏi người thợ thi công cần kỹ lưỡng trong thi công phần nền móng. Điều này giúp đảm bảo được tính bền vững của ngôi nhà, đảm bảo không bị lún không đều hoặc bị nghiêng.
3.2. Giải pháp xây nhà trên nền đất yếu
Quá trình xây nhà trên nền đất yếu đòi hỏi đội thợ thi công, xây dựng cần hết sức lưu ý, cẩn trọng trong từng giai đoạn:
- Trước tiên, đội thợ thi công cần phải thực hiện việc khảo sát địa chất tại vị trí cần xây dựng. Công đoạn này giúp bạn có thể đánh giá được độ ổn định của đất nền để từ đó lựa chọn được phương pháp hợp lý nhất.
- Dựa vào số liệu đã được khảo sát ở bước trên, nhà thầu sẽ thực hiện tính toán và đưa ra các giải pháp xây dựng, xử lý hợp lý nhất như cọc trừ tràm, cọc bê tông cốt tháp hay cọc tre..
3.3. Những vấn đề cần lưu ý khác khi xây nhà trên đất nền yếu
- Về mặt chất lượng: Các vật liệu gia cố cần phải được đảm bảo về chất lượng, lựa chọn kỹ thuật và cần phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật. Quá trình thi công công trình đội thợ thi công cần đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và đúng theo bản vẽ thiết kế
- Thi công: Cần phải thực hiện các công tác như chống sạt lở trong quá trình đào hố. Các kỹ thuật đóng cừ tràm là một trong các bước vô cùng quan trọng, cần phải lưu ý. Nên sử dụng các cốp pha, cây chống chắc chắn để đạt được hiệu quả chống đỡ tốt nhất
- Nghiệm thu công trình: Cần phải có đội ngũ giám sát, tiến hành kiểm tra thu sơ bộ. Từ đó tiếp tục tiến hành kiểm tra các hạng mục và nghiệm thu sơ bộ toàn bộ công trình xây dựng
- Chọn đơn vị thiết kế: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng của công trình được xây dựng trên nền đất yếu. Nên lựa chọn đội thợ thiết kế và thi công nhiều năm kinh nghiệm, đưa ra được phương án xử lý móng hợp lý và đạt hiệu quả cao.
Trên đây là một số chia sẻ của ACI Home về vấn đề Xây nhà trên nền đất yếu cần lưu ý gì? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thể nắm được các lưu ý để sở hữu được một công trình kiến trúc kiên cố, chắc chắn và vững chãi.