Thang thoát hiểm là một trong những không gian ít được sử dụng nhưng lại cực kỳ quan trọng đối với tòa nhà. Không chỉ đảm bảo tính mạng con người, thang thoát hiểm còn được một số công trình tận dụng để tạo hình độc lạ. Cùng ACI Home khám phá những tiêu chuẩn của thang thoát hiểm.
Thang thoát hiểm là gì?
Thang thoát hiểm là công năng bắt buộc trong các thiết kế khách sạn, chung cư, tòa nhà, nhà ở cao tầng. Khi tòa nhà gặp phải sự cố khẩn cấp như cháy nổ - hỏa hoạn thì thang thoát hiểm đóng vai trò như một phao cứu sinh khẩn cấp, giúp mở đường thoát cho người gặp nạn bên trong ra ngoài.
Chức năng của thang thoát hiểm
Khác với thang máy, thang thoát hiểm rất ít được sử dụng tại các tòa nhà, hoặc chỉ các tầng thấp tận dụng để tiết kiệm thời gian chờ. Tuy nhiên chức năng của thang thoát thiểm luôn trong tình trạng sẵn sàng khi có sự cố xảy đến.
Vai trò của thang thoát hiểm thể hiện rõ nhất trong các trường hợp như động đất, hỏa hoạn và mất điện... Khi có sự cố như vậy, các thang máy sẽ dừng hoạt động và chỉ thang thoát hiểm là nối đi thiết yếu nhất.
Ngoài việc đảm báo tính an toàn cho tòa nhà, thang thoát hiểm còn được thiết kế để tạo ra mỹ quan đẹp cho công trình.
Có những loại thang thoát hiểm nào
Theo mục Quy chuẩn của Bộ Xây Dựng trong tài liệu QCVN-06:2020/BXD, thì thang thoát hiểm được chia thành các loại như sau:
1. Các loại cầu thang bộ:
1.1 - Cầu thang bộ loại 1 (cầu thang kín, trong nhà): Cầu thang bên trong nhà, được bao bọc kín bởi kết cấu buồng thang và cửa ra vào có khả năng chịu lửa (ngăn cháy). Tường phía ngoài có thể có lỗ mở.
1.2 - Cầu thang bộ loại 2 (cầu thang bộ hở, trong nhà): Cầu thang bên trong nhà, không được bao bọc kín bởi kết cấu buồng thang, không gian cầu thang thông với các không gian khác của nhà.
1.3 - Cầu thang bộ loại 3 (cầu thang bộ hở, ngoài nhà): Cầu thang nằm phía ngoài nhà và không có buồng thang.
2. Các loại buồng thang
2.1 - Buồng thang bộ loại L1: Kết cấu bao bọc cầu thang bộ trong nhà, có khả năng chịu lửa (ngăn cháy), có lỗ mở lấy ánh sáng ở tường ngoài trên mỗi tầng.
2.2 - Buồng thang bộ loại L2: Kết cấu bao bọc cầu thang bộ trong nhà, có khả năng chịu lửa (ngăn cháy), có lỗ mở lấy ánh sáng từ trên mái của buồng thang.
3. Các loại buồng thang bộ không nhiễm khói
3.1 - N1 : có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua một khoảng đệm không nhiễm khói được thực hiện bằng giải pháp thông gió tự nhiên phù hợp.
Cho phép thay thế buồng thang bộ N1 bằng buồng thang bộ có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoang đệm. Cả khoang đệm và buồng thang phải có áp suất không khí dương khi có cháy. Việc cấp khí vào khoang đệm và vào buồng thang là độc lập với nhau.
3.2 - N2 : có áp suất không khí dương (áp suất không khí trong buồng thang cao hơn bên ngoài buồng thang) trong buồng thang khi có cháy.
3.3 - N3 : có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoang đệm có áp suất không khí dương (áp suất không khí dương trong khoang đệm là thường xuyên hoặc khi có cháy).
Tiêu chuẩn thiết kế cầu thang thoát hiểm
Diện tích sàn tiêu chuẩn để thiết kế thang thoát hiểm
Bộ Xây Dựng đã quy định trong nhiều văn bản, thang thoáng hiểm của tòa nhà cao tầng có diện tích sàn >300 m2 thì phải đảm bảo ít nhất 2 lỗi để đảm bảo an toàn cho đủ số lượng người thoát ra và nhanh nhất, đồng thời giúp lực lượng phòng cháy - cứu hộ dễ dang tiếp cận với vị trí không an toàn.
Nếu diện tích mỗi sàn >300 m2, tòa nhà được phép xây dựng một cầu thang thoát hiểm.
Tiêu chuẩn thiết kế lối đi cho cầu thang thoát hiểm
Đi từ các phòng tại tầng 1 ra ngoài bằng nối đi qua sảnh.
Các phòng từ tầng 2 trở lên của tòa nhà có lối đi ra hành lang và di chuyển vào cầu thang thoát hiểm để thoát ra bên ngoài.
Tiêu chuẩn chịu lực và chịu lửa.
+ Kết cấu cầu thang thoát hiểm phải được thiết kế chịu lựa cực lớn để đảm bảo số lượng rất nhiều người di chuyển cùng lúc. Bên cạnh đó kết cấu chịu lửa cũng phải lớn hơn 60 phút.
+ Cửa vào thang thoát hiểm được làm từ vật liệu chông cháy. Có khả năng tự đóng, kín gió, ngăn khói đi vào hành lang. Giới hạn chịu lửa phải lớn hơn 45 phút.
Tiêu chuẩn về kích thước hệ thống thang thoát hiểm.
Tiêu chuẩn về kích thước chiều rộng được quy định theo cách tính 100 người cho 1m. Giới hạn tối thiểu độ rộng của:
+ Cửa đi vào thang thoát hiểm là: 0,8m
+ Lối đi thang thoát hiểm là 1m
+ Hàng lang là 1,4m
+ Vế thang là 1,05m
Tiêu chuẩn đối với chiều cao được quy định như sau:
Chiều cao cửa đi và lối đi trên đường thoát hiểm phải bảo đảm không thấp hơn 2m.
Chiều cao cửa đi và lối đi tầng hầm, tầng chân tường không thấp hơn 1,9m.
Chiều cao cửa đi và lối đi tầng hầm mái không thấp hơn 1,5 m.
Ngoài ra còn một số các tiêu chuẩn thang thoát hiểm khác:
Về số bậc thang: 2 < Số bậc thang thoát hiểm < 19
Không được thiết kế thang thoát hiểm theo kiểu xoắn ốc hoặc xòe quạt để đảm bảo kết cấu chịu lực tốt nhất . Góc nghiêng lớn nhất của thang là 1:1,75.
Trên đây là những thông tin về các tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm, ACI Home hy vọng giúp bạn có những số liệu cơ bản trong việc xử lý kiến trúc tòa nhà. Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.