Móng nhà là gì?
Xây dựng móng nhà bước đầu tiên trong quá trình thi công. Móng nhà được chôn sâu và là bộ phận thấp nhất của một ngôi nhà. Móng nhà liên kết với các kết với các kết cấu chịu lực bên trong như tường, cột. Móng sẽ chịu toàn bộ tác động về lực cũng như tải trọng của công trình tác động tới nền. Muốn một ngôi nhà, một công trình vững chắc thì phần xây dựng móng phải có kỹ thuật và hiểu được ưu nhược điểm của từng loại móng nhà để áp dụng. Móng nhà có thể quyết định được việc một tòa nhà có khả năng xây lên được đến tầng thứ bao nhiêu. Nếu ngay từ đầu không thể tính toán đúng về chất lượng và kỹ thuật sẽ gây ảnh hưởng tới cường độ và tính ổn định của móng nhà.
Các loại móng nhà cơ bản trong thi công:
Móng đơn: là loại móng phổ biến hiện nay, đỡ bằng trụ cột, đế cột. Kích thước móng không quá lớn và kết cấu đơn giản, đáy móng vuông, chữ nhật hoặc tròn. Móng đơn thường được dùng thi công cho các công trình dân dụng.
Móng băng và móng băng giao thoa: là loại móng có một dải dài độc lập hoặc giao cắt nhau. Nếu là móng băng giao thoa sẽ tạo hình chữ thập, chiều dài của móng băng lớn hơn so với chiều rộng. Móng băng thường dùng dưới tường nhà, dưới dãy cột trong các công trình xây dựng.
Móng bè: Là một loại móng nông, đỡ được nhiều cột theo cả 2 phương. Móng bè thường được thi công đỡ các kết cấu ống khói, móng máy, cấu trúc tháp.
Một số lưu ý khi thi công móng:
Chính vì móng nhà có ảnh hưởng trực tiếp tới độ bền, kết cấu và sự vững chãi của một công trình nên khi thi công ngoài đơn vị thi công chuyên nghiệp, chủ đầu tư cũng cần nắm được một số yêu cầu để có thể bao quát được quá trình.
Móng phải đảm bảo tính ổn định: Trong thi công móng người ta còn phải lưu ý tới độ lún của móng để đạt tới sự ổn định. Các móng phải lún đều nhau trong phạm vi 8-10cm và phải đảm bảo không bị trượt, nứt, gãy.
Móng phải đảm bảo tính kiên cố: Đây là yếu tố quyết định tới sự vững chãi của công trình, chính vì vậy cần tính toán kích thước móng theo thực tế, đảm bảo thông số góc truyền lực. Đồng thời vật liệu móng phải đủ cường độ và cấu tạo hợp lý, đất nền phải tốt.
Móng phải đảm bảo độ bền cao: Chủ đầu tư khi xây dựng một công trình luôn lưu tâm tới độ bền. Khi thi công cần lưu ý tới lớp bảo vệ móng, vật liệu làm móng,...phải có yếu tố kháng lại sự tác động của yếu tố bên ngoài.
Móng phải phù hợp với điều kiện kinh tế: Trong thi công móng nhà chiếm chi phí khá lớn. Để xây dựng một công trình cần đầu tư vào nhiều hạng mục chính vì vậy cần nghiên cứu và cân đối tốt nhằm mục đích tránh gây lãng phí cho chủ đầu tư.
So sánh các loại móng phổ biển hiện nay:
Móng đơn:
Ưu điểm: Móng đơn nổi bật chính là chi phí tiết kiệm và thời gian thi công ngắn.
Nhược điểm: Móng đơn thường chỉ để thi công cho cột nhà dân dụng, không thích hợp chịu tải lớn. Khi đó chủ đầu tư phải cân nhắc tới việc mở rộng đáy móng cả về chiều dài lẫn chiều sâu.
Móng băng:
Ưu điểm: Móng băng giúp dàn dều tải trọng xuống các cọc bên dưới khi tâm của trại trọng bên trên trùng với tâm trọng lực móng băng. Móng băng thường dùng thay thế các trường hợp không thể triển khai móng đơn. Móng băng còn khắc phục được tình huống lún không đều giữa các cột. Dùng được trong công trình quy mô không quá lớn nhưng tình trạng nền xấu.
Nhược điểm: Quy mô công trình sử dụng móng băng cũng không quá lớn. Ngoài ra móng băng thuộc loại móng nông nên độ ổn định về trượt, lật của móng không cao. Đối với địa chất không ổn định không nên dùng móng băng.
Móng bè:
Ưu điểm: Là giải pháp số một cho những công trình có thiết kế tầng hầm, bồn chứa, kho, bể bơi. . . Móng bè cũng có thời gian thi công nhanh chóng và chi phí hợp lý.
Nhược điểm: Móng bè lún không đều, yếu tố ổn định không được đảm bảo.
Liên hệ thiết kế thi công
KIẾN TRÚC ACIHOME
Hotline: 0968 88 00 55
Email: acihomesg@gmail.com
Văn phòng đại diện: Nhà 1610, Tòa Ct1 - C14 Bắc Hà, Trung Văn, Tố Hữu, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Chi nhánh HCM: Tòa nhà Rosana, 60 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Q1, TPHCM