Các biện pháp thi công tầng hầm khách sạn

16/07/2021 44:54 - 409 lượt xem
Các biện pháp thi công tầng hầm khách sạn, 1 rm_ratings 1 rm_ratings
5/5 - Có 1 Bình chọn

Tầng hầm hay hầm xe tại khách sạn là không gian cần thiết đối với các công trình lưu trú không có bãi nổi, diện tích xây dựng không lớn. Việc thi công hầm xe khách sạn khá phức tạp đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao. ACI Home xin chia sẻ kinh nghiệm cùng các biện pháp thi công hạng mục này.

Vai trò của tầng hầm đối với công trình khách sạn

Theo quy định của Tổng Cục Du lịch, các khách sạn phải đáp ứng được điều kiện về nơi để xe cách vị trí lưu trú tối đa 200 m. Đặc biệt với các khách sạn 3 sao trở lên, yêu cầu phải có nơi gửi xe tại ngay khách sạn. Sẽ khá đơn giản nếu công trình có diện tích rộng, mặt bằng lớn, hoàn toàn có thể làm bãi giữ xe nổi. Nhưng phần lớn các khách sạn hiện nay mặt bằng hẹp, tọa lạc trên các tuyến phố đông đúc cách rất xa bãi gửi xe tư nhân. Bởi vậy mà việc thi công tầng hầm chính là giải pháp tối ưu.

Hầm xe khách sạn
Tầng hầm, hầm xe khách sạn

Điểm qua những vai trò quan trọng của tầng hầm đối với khách sạn:

- Là giải pháp tối ưu cho các khách sạn diện tích mặt bằng không lớn, tọa lạc tại khu sầm uất, nơi thiếu các bãi gửi xe hoặc giá trông giữa cao.

- Là cách hạn chế chiều cao, số tầng cho các khách sạn .

- Là một tiêu chí đánh giá xếp hạng của Tổng Cục Du lịch.

- Mang lại tiện ích tốt hơn đối với mỗi khách lưu trú, thể hiện sự chuyên nghiệp, dịch vụ nâng tầm.

Những quy định cần biết về tầng hầm khách sạn

Về số tầng: Theo quy định của Bộ Xây Dựng, chiều sâu tầng hầm khách sạn không được vượt quá 5 tầng. Đây cũng là quy định chung cho các công trình nhà cao tầng, trung tâm thương mại.

Về chiều cao: Đảm bảo chiều cao tối thiểu của tầng hầm là 2,2 m, chiều cao độ dốc cũng phải tương ứng là tối thiểu là 2,2 m. Chiều cao này là lý tưởng để các xe di chuyển thuận tiện nhất.

Về chiều sâu: Tầng hầm phải có độ sâu tối thiểu là 1,5 m trở lên. Tuy nhiên đối với công trình chỉ làm tầng bán hầm, độ sâu được tính là 1,5 m trở xuống.

Về độ dốc: Được tính không quá 20% so với chiều sâu của hầm xe.

Về nền và vách: Theo quy định, nền và vách hầm phải được làm từ bê công cốt thép với quy chuẩn độ dày tối thiểu là 20 cm. Phải được xử lý chống thấm, chống ngập để đảm bảo an toàn tài sản cho xe của khách.

Quy định thiết kế thi công tầng hầm khách sạn
Quy định thiết kế thi công tầng hầm khách sạn

Biện pháp thi công tường chắn đất tầng hầm khách sạn

1. Kỹ thuật thi công tường chắn đất:

Tường bao tầng hầm khách sạn sẽ được dựng lên trước rồi sau đó mới tiến hành đào vét lớp đất bên trong cho đến tận đáy. Đây là biện pháp thi công tương đối phổ biến dùng trong các công trình tầng hầm nhà cao tầng. Trong trường hợp móng kiến trúc sử dụng cọc khoan nhồi thì sẽ tiến hành đồng thời cả thi công tường bao. Biệt pháp này yêu cầu tường bao phải chịu được áp lực lớn từ đất và tải trọng do găm sâu vào lòng đất.

Giải pháp kỹ thuật chống đõ được áp dụng là: tương bao cừ thép, tường cừ cọc xi măng đất, tường cừ barrette.

Biện pháp thi công tường chắn đất tầng hầm khách sạn
Biện pháp thi công tường chắn đất tầng hầm khách sạn

2. Tường vây Barrette

Tường vây barrette là tường bê tông đổ trực tiếp xuống,độ dày vào khoảng 600-800mm. Mục đích là để chắn giữ ổn định hố móng sâu trong quá trình thi công. Tường có thể được làm từ các đoạn cọc barrette, tiết diện chữ nhật, chiều rộng thay đổi từ 2.6 m đến 5.0m.

Các đoạn tường barrette được liên kết chống thấm bằng gioăng cao su, thép và làm việc đồng thời thông qua dầm đỉnh tường và dầm bo đặt áp sát tường phía bên trong tầng hầm. Trong trường hợp 02 tầng hầm, tường barrette thường được thiết kế có chiều sâu 16-20m tuỳ thuộc vào địa chất công trình và phương pháp thi công. Khi tường barrette chịu tải trọng đứng lớn thì tường được thiết kế dài hơn, có thể dài trên 40m để chịu tải trong như cọc khoan nhồi.

Các biện pháp thi công tầng hầm khách sạn
Quá trình tạo tường vây Barrette

Tường barrette được giữ ổn định trong quá trình thi công bằng các phương pháp

+ Giữ ổn định bằng Hệ dàn thép hình

+ Giữ ổn định bằng phương pháp neo trong đất

+ Giữ ổn định bằng phương pháp thi công Top – Down

Tường bao bê tông dày 300-400mm

+ Giữ ổn định bằng tường cừ thép: Phương pháp này rất thích hợp khi thi công trong thành phố và trong đất dính.

+ Giữ ổn định bằng cọc Xi măng đất: lợi dụng phản ứng hoá học – vật lý xảy ra giữa xi măng (vôi) với đất, làm cho đất mềm đóng rắn lại thành một thể cọc có tính tổng thể, tính ổn định và có cường độ nhất định.

Biện pháp đào đất trước rồi mới thi công tầng hầm

Kỹ thuật thi công đào đất trước rồi mới làm tầng hầm

Đây là một giải pháp kỹ thuật tương đối cổ điển và được áp dụng rất nhiều cho các công trình khách sạn tại Việt Nam. Lý do là biện pháp này phù hợp với các tầng hầm có chiều sâu không lớn làm từ 1 đến 2 tầng hầm. Điều kiện thích hợp để sử dụng phương pháp này chính là có mặt bằng rộng.

Đào đất trước rồi mới thi công tầng hầm
Đào đất trước rồi mới thi công tầng hầm

Khi đã đào đến đáy tầng hầm, đơn vị thi công bắt đầu tiến hành xây dựng từ dưới lên trên theo đúng thiết kế tầng hầm khách sạn đã chuẩn bị. Cần phải gia cố thêm bằng đất, cọc bê tông, cọc thép,... sau đó ghép ván và đổ vữa vào khoảng giữa để tránh sụt lún.

Phương pháp kết hợp thi công song song tầng hầm và các tầng khách sạn bên trên

Đây là phương pháp kết hợp nhiều biện pháp kỹ thuật thi công nhằm giảm thời gian thi công. Kỹ thuật thi công tương đối phức tạp, cần phải kế hoạch thi công khoa học, chuẩn mực.

Trình tự thi công như sau:

+ Thi công tường trong đất và cọc khoan nhồi trước, như trong phương pháp thi công tường nhà làm tường chắn đất.

+ Đổ bê tông sàn trệt ngay trên mặt đất tự nhiên, sàn tầng trệt được tỳ lên tường trong đất và cột tầng hầm.

Người ta lợi dụng lỗ cầu thang máy, cầu thang bộ, giếng trời để làm cửa đào đất và vận chuyển đất lên, đồng thời để thông gió chiếu sáng cho việc đào đất và thi công các tầng dưới.

Khi bê tông đạt cường độ yêu cầu người ta tiến hành đào đất qua các lỗ sàn cho đến cốt của sàng tầng hầm 1, dừng lại để đặt cốt thép, đổ bê tông.

Đồng thời với việc thi công các tầng hầm người ta tiến hành thi công phần thân từ dưới lên.

Khi thi công đến sàn tầng dưới cùng người ta tiến hành đổ bê tông đáy tầng hầm liền với đầu cọc khoan nhồi. Đó cũng là phần bản móng của nhà, bản này làm nhiệm vụ chống thấm và chịu lực đẩy nổi Archimet.

Trên đây là các giải pháp kỹ thuật thi công tầng hầm khách sạn, ACI Home hy vọng giúp quý chủ đầu tư nắm được phần nào những ưu nhược điểm của mỗi loại từ đó có lựa chọn phù hợp cho công trình của mình.

Liên hệ thiết kế thi công khách sạn với ACI Home:

KIẾN TRÚC ACIHOME

Hotline: 0968 88 00 55

Email: acihomesg@gmail.com

Văn phòng đại diện: Nhà 1610, Tòa Ct1 - C14 Bắc Hà, Trung Văn, Tố Hữu, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: Tòa nhà Rosana, 60 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Q1, TPHCM

Hãy để ACIHOME giúp bạn

Tư thiết kế những ngôi nhà , biệt thự, khách sạn đẹp như trong mơ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ0968 88 00 55